Tia UV là gì? Các tác hại tia UV có thể gây ra cho bạn

(Sự phát xạ năng lượng từ bất cứ nguồn nào đều được gọi bức xạ. Có rất nhiều loại bức xạ từ bức xạ tần số cao như tia X -tia Gamma đến bức xạ năng lượng tần số thấp như sóng radio. Tia UV có nhiều năng lượng hơn ánh sáng thường, nhưng không thể  nhiều bằng tia X.)

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người và môi trường, tia bức xạ  này được chia ra làm 3 loại: 

  • Tia UVA (bước sóng từ 320 – 400 nm) Đây là tia có bước sóng dài nhất  hay còn gọi là ánh sáng đen.Chúng là tia bức xạ gây tác động sâu xuống  phần trung bì da,làm suy yếu -phá hủy các sợi collagen và Elastin,gậy hiện tượng mất cấu trúc da.Khi làn da bị suy yếu và tác động liên tục như vậy sẽ kích thích cơ chế tự bảo vệ của da bằng sự kích hoạt các tế bào melanocytes hoạt động gây nên nám da,.đồi mồi,tăng sắc tố,.. rất mất thẩm mỹ
  • Tia UVB (bước sóng 290-320 nm) thường gọi là sóng trung.Cũng giống như UVA,tia này hiện diện quanh năm và gây tác động xấu tới làn da,tuy nhiên chúng ta có thể nhìn thấy rõ tác động của nó bằng mắt thường đó là hiện tượng:bỏng rát,dám nắng,cháy nắng cục bộ,hay khô da dẫn đến bong tróc,…và thực tế để phòng  tránh nó cũng rất đơn giản
  • Tia UVC (bước sóng ngắn nhất <280 mm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.tia UV là loại tia nguy hại nhất,nếu tiếp xúc với con người sẽ dẫn đến ung thư da.Tuy nhiên trên thực tế, thì gần như tia UVC đã bị ầng Ozone giữ lại trước khi chúng chạm tới trái đất.Hiện ngay các nhà khoa học đang cảnh báo rất nhiều về tình trạng thủng tầng Ozone,làm mất khả năng ngăn chặn UVC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người

> Xem thêm: Tắm trắng là gì? Hiệu quả của tắm trắng có tốt?

Tia UV là gì? Các tác hại tia UV 5

1. Các tác hại tia bức xạ từ mặt trời có thể gây ra cho bạn:

Cần cảnh giác với ánh nắng mặt trời khi cường độ nắng mạnh,với thời gian nắng kéo dài nếu phải thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Các nghiên cứu khoa học từ lâu đã chỉ ra, tiếp xúc nhiều và liên tục với ánh nắng mặt trời có thể gây lão hóa da sớm,suy giảm hệ miễn dịch, ung thư da,… Các tia bức xạ từ mặt trời còn gây nên các vấn đề về mắt, khiến da xuất hiện những vết tàn nhang, nếp nhăn hoặc gây sạm da.

Việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, nhất là những người có da bợt nhạt, tóc màu sáng, người có tiền sử mắc  ung thư da hoặc trong gia đình có người từng bị ung thư da, cần chăm sóc-che chắn da kỹ hơn khi ra ngoài nắng. Da có thể tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị cháy nắng hơn nếu bạn dùng một số loại mỹ phẩm có chứa axit Alpha hydroxy-Beta hydroxy hay các dẫn xuất của vitamin A

Tia nắng  khi phản chiếu trên tuyết, cát, nước, bê tông hoặc thủy tinh,..đều làm tăng khả năng tiếp xúc của tia UV  làm ảnh hưởng nhiều  tới mắt, khiến mắt dễ gặp các vấn đề như:khô mắt, đục thủy tinh thể,thoái hóa kết mạc, gây mất thị lực….

Thuật ngữ chỉ số tia cực tím hay còn gọi là chỉ số UV là phép đo theo  tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời. Theo EPA- Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ chỉ số UV dao động từ 0 – 2 được xem là trung bình, chỉ số UV từ 8 – 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút, đối với chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực nguy hại, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Tia UV là gì? Các tác hại tia UV 4

1.1. Tác hại của Tia UV có thể gây ung thư da:

Nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 95% người bị bệnh ung thư da là do bức xạ UV. Nếu tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng dẫn tới mắc khối u ác tính ,ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy ,..Tia UV chính là tác nhân gây ung thư da  nổi bật và phổ biến trong môi trường. Dấu hiệu ung thư da rất đa dạng tùy vào loại bệnh mà người bệnh mắc phải như:

  • Xuất hiện nhiều  nốt ruồi bất thường 
  • Có mụn cứng, màu vàng trên mí mắt
  • Xuất hiện  u nhỏ màu đỏ hoặc tím bầm
  • Có nốt u tròn như hạt đỗ, trong mờ như sáp
  • Tổn thương phẳng xuất hiện với bề mặt đóng vảy,thô ráp
  • Xuất hiện mảng, đốm lớn màu nâu đỏ hoặc tím trên cơ thể
  • Tổn thương da có viền không rõ ràng màu trắng, xanh hoặc xanh đen

 

1.2. Tổn thương hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với nắng:

Nếu tiếp xúc quá nhiều với bức xạ mặt trời sẽ làm ức chế-gây hại cho hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng cháy nắng có thể làm biến  đổi chức năng của các tế bào bạch cầu và sự phân bố của chúng ở người trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu lặp đi lặp lại quá nhiều tình trạng này, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể bị tổn thương trầm trọng và khó phục hồi bởi bức xạ UV

 

1.3. Tia UV gây tổn thương mắt – Suy giảm thị lực:

Khi tiếp xúc lâu dài với tia cực tím sẽ làm hỏng các mô, gây thoái hóa kết mạc, “bỏng” bề mặt mắt,hoặc viêm giác mạc bức xạ (photokeratitis). Năm 1997, Hiệp hội Y khoa Mỹ đã báo cáo rằng nguy cơ phát triển tổn thương về mắt như đục thủy tinh thể (nếu không được điều trị sớm sẽ gây mù lòa), Pterygium và pinguecula sẽ tăng cao ngay cả khi tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời thấp.

Tia UV là gì? Các tác hại tia UV 3

1.4. Tia UV gây lão hóa – sạm nám trên da

Tia cực tím có khả năng phá hủy mô liên kết, collagen và Elastin ở phần trung bì và hạ bì của da, gây mất độ đàn hồi ,hình thành nếp nhăn, đốm màu nâu trên da,..Sự khác biệt giữa sắc tố,độ mềm mịn ở mặt dưới và mặt trên của cùng một cánh tay cho thấy rõ tác động của tia UV  lên da. Một làn da cháy nắng,sạm rám trông có thể ổn trong hiện tại, nhưng về sau làn da sẽ sớm nhăn nheo, nhão xệ ,xuất hiện đồi mồi hay thậm trí ung thư da..

>> Xem thêm: Nội tiết tố phụ nữ là gì? Tác dụng, vai trò của nội tiết tố nữ

 

2. Sự quan trọng của ánh nắng mặt trời:

Tất cả mọi thứ đều có mặt lợi và hại, sau khi tìm hiểu về tác hại của tia UV chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn sự quan trọng và mặt lợi ích của tia chúng. Ngoài nguồn bổ sung vitamin D từ thực phẩm và dinh dưỡng chũng ta đưa vào cơ thể,Tia UV có khả năng giúp cơ thể con người tổng hợp Vitamin D3 một cách rất hiệu quả.

Ngoài ra, trong y khoa tia còn ứng dụng UV để  điều trị các bệnh về da như:vàng da, vảy nến, khử trùng và tiệt trùng, phá hủy Gen của các tế bào viruss,..Nếu chúng ta nhận năng lượng phù hợp từ tia UV sẽ có thể giúp ích khá nhiều cho cuộc sống

 

3. Một số biện pháp đơn giản hạn chế tác động xấu của tia UV:

Chống nắng hiệu quả,an toàn và đơn giản vẫn là các biện pháp vật lý, ngăn chặn không cho tia UV tiếp xúc trực tiếp với da, thông qua trang phục là áo chống nắng, kính râm ,mũ/nón, khẩu trang, ô dù,..

 

3.1. Để chống nắng cần uống đủ nước:

Luôn luôn giữ cho cơ thể đủ nước:là một trong những cách chống nắng hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và tăng sức mạnh chống nắng cho làn da .Các chuyên gia khuyến cáo, cả phụ nữ và nam giới đều cần bổ sung ít nhất 2 lít  nước trong ngày

Tia UV là gì? Các tác hại tia UV 1

3.2. Chống tia UV hiệu quả với kem chống nắng:

PGS.TS TRẦN TUẤN NAM, Trưởng khoa Da liễu bênh viện Bạch Mai cho rằng, riêng đối với phương pháp sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, tránh tác hại của tia UV, nguyên tắc khi sử dụng là phải dùng đủ liều lượng và thoa kem trước khi đi ra ngoài khoảng 20 phút là tốt nhất. “Kem chống nắng không tác dụng phần lớn là do mọi người dùng sai cách”, PGS Nam  nói.

PGS Nam phân tích, bôi kem chống nắng duy nhất 1 lần vào buổi sáng là sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải. Để có thể chống lại tia cực tím, các chuyên gia khuyên rằng cứ 2-3 giờ, chúng ta cần thoa lại kem chống nắng một lần.

“Kể cả khi  trời nhiều mây,âm u tia UV vẫn đang làm hại da bạn. Vì thế Bôi kem chống nắng cần thực hiện như một thói quen hàng ngày”, PGS Nam khẳng định.

 

4. Một vài thông tin về kem chống nắng có tác dụng chống lại tia UV:

SPF – Sun Protection Factor thể hiện khả năng chống tia UVB, SPF càng cao tương ứng với thời gian ở dưới nắng được càng lâu. Mỗi SPF sẽ bảo vệ da hiệu quả trong  khoảng 10 phút..

Thông thường các con số đằng sau SPF sẽ mang theo một trong hai đặc tính  phổ biến như sau:

– Hiệu quả theo  thời gian: Công thức tính toán thời gian hoạt động của SPF: bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 50=50×10=500 phút ). Tuy nhiên không phải vậy mà SPF càng cao càng tốt,còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa mới có thể khẳng định SFF nào phù hợp cho bạn.

-Quy chuẩn theo phần trăm hiệu quả: Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF 20, khi đặt trong điều kiện bình thường, sẽ chặn được 84,3% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là 92.7% và SPF 50 là 97,8%. Tuy nhiên, những chỉ số này chỉ có thể đạt được tối đa trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là hoàn toàn. Nói một cách dễ hiểu hơn trong khoảng 200 phút,trên lý thuyết SPF 20 có thể hạn chế được 84,3% tác động từ tia UVB, nhưng trên  thực tế lại chỉ có thể duy trì hiệu quả này khoảng 150 phút mà thôi.

Lời khuyên từ các chuyên gia là chúng ta nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 đến SPF 50.

Với các loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30 sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng, nếu da của bạn trong tình trạng nhạy cảm, hay mụn đang viêm sưng bạn nên ưu tiên  sử dụng kem chống nắng có chỉ số từ 15 – 30 để tránh gây kích ứng da nhé

Đối với những vùng da đặc biệt cần tránh nắng hay  da đang điều trị nám,bệnh lý da dị ứng với ánh nắng mặt trời,.. loại kem có chỉ số cao từ 60 – 100 đặc biệt được các chuyên gia khuyên dùng

– PA – Protection Grade of UVA – chỉ số đo lường khả năng ngăn chặn tia UVA của kem chống nắng do Hiệp hội Mỹ phẩm Quốc tế quy ước . PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA). PFA được tính dựa trên liều lượng UVA tối thiểu để hình thành sắc tố melanin trong vòng 30-60p sau khi tiếp xúc với nắng ở cường độ cao. 

Các sản phẩm kem chống nắng hiện nay đều có chỉ số lọc tia UVA khá tốt, thông thường khoảng 1-3giờ (PA++), 2-4giờ (PA+++), hoặc hơn 5giờ đồng hồ (PA++++).

Chúng ta vừa tìm hiểu được những tác hại và rất nhiều mặt lợi ích từ tia UV, tuy nhiên ,tia UV thường chỉ tốt vào buổi sáng sớm, sau 8h trở đi đến 18h chiều trong  ngày là khoảng thời gian mà tia UV có khả năng gây hại mạnh nhất do mức năng lượng mạnh và cường độ phát xạ lớn. Sử dụng những dòng mỹ phẩm chống nắng là một trong những lựa chọn hàng đầu nhằm hạn chế một cách hiệu quả tia UV gây tổn thương da. Nhưng không phải  làn da của bạn sẽ phù hợp với tất cả các loại kem chống nắng đâu nhé,ở bài viết trước chúng tôi đã có bài viết về cách phân loại các dòng kem chống nắng,cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho từng làn da, bạn có thể tham khảo lại ở (dẫn link bài viết về KCN)

Hiện nay,ngoại trừ một số sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ ABC độc quyền của DƯỢC VIÊN NGỌC trên thị trường rất ít các sản phẩm nào dám cam kết rằng  kem chống nắng của họ chống được 100% tác hại từ tia UV,

Mong rằng với những thông tin mà DƯỢC VIÊN NGỌC vừa chia sẻ,có thể giúp chị em biết được rằng tia UV ngoài những mặt xấu thì  còn vô vàn những lợi ích cho con người cũng như môi trường tự nhiên. Bạn hãy theo dõi Beautytips của chúng tôi để biết thêm những kiến thức làm đẹp hữu ích khác

Nếu có thời gian các bạn hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ ghi nhận và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích đến các độc giả thân yêu.


Thông tin liên hệ: Gia công mỹ phẩm Dược Viên Ngọc

Hotline: 0913.099.028

Website: duocvienngoc.com

Email: duocvienngoc@gmail.com

Địa chỉ: 47 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội