Thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm mới nhất 2020 bạn cần biết

Mục lục

1. Giấy công bố mỹ phẩm là gì

Giấy công bố mỹ phẩm là tên thường gọi, tên chính thức là Giấy chứng nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm là giấy tờ chứng nhận cho sản phẩm mỹ phẩm được cấp phép bởi cơ quan chức năng nhà nước, xác nhận sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc được phép lưu hành ra ngoài thị trường.

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 2

2. Tại sao cần phải làm giấy công bố mỹ phẩm

Giấy công bố mỹ phẩm là thủ tục cần phải có trong các trường hợp: 

    • Thông quan hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu
    • Là giấy thông hành khi đưa hàng vào lưu hành trên thị trường: Các đơn vị chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm.
    • Là tài liệu đi kèm khi đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo biển bảng, đăng bài trên các báo.

3. Các quy định hiện hành về làm giấy công bố mỹ phẩm

Giấy công bố mỹ phẩm được quy định bởi các điều luật hiện hành như sau:

    • Thông tư 06/2011/TT-BYT: quy định về quản lý mỹ phẩm
    • Nghị định 176/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm
    • Nghị định 69/2018/NĐ-CP – Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương

– Hiệp định Hệ thống hoà hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm 

4. Chi phí và quy định nộp lệ phí làm công bố sản phẩm mỹ phẩm

Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành. Hiện tại chi phí đóng cho nhà nước là: 500.000 đ.

Đơn vị nộp lệ phí theo 3 hình thức: nộp trực tiếp hoặc trực tuyến

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 3

5. Thời gian làm hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Thời gian làm thủ tục tại Sở/Bộ y tế: Thông thường là khoảng 10 ngày làm việc.

5. Hiệu lực của số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm

Phiếu công bố mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn 05 năm, thì tổ chức cần phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm hết hạn.

>> XEM THÊM: Gia công mỹ phẩm, nền tảng kiến thức bạn không thể thiếu để giúp chọn mua được những sản phẩm tốt nhất

7. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

7.1. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước gồm:

    • Phiếu công bố mỹ phẩm (02 bản) kèm theo (bản mềm của Phiếu công bố);
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (Nếu đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). 
    • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (nếu cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất):  là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ.
    • Giấy phép sản xuất mỹ phẩm (đối với đơn vị sản xuất tiến hành công bố) hoặc giấy phép sản xuất + hợp đồng thuê sản xuất (đối với đơn vị phân phối sản phẩm mỹ phẩm)

7.2. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu gồm

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 4

Phiếu công bố mỹ phẩm

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. 

Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam: 

– Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

– Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

– Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:

    • Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
    • Tên, địa chỉ của đơn vị được ủy quyền;
    • Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
    • Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
    • Thời hạn ủy quyền;
    • Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
    • Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 5

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:

    • Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
    • Số, ngày cấp CFS.
    • Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
    • Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
    • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
    • Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
    • Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
    • CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

6. Cách lập phiếu công bố mỹ phẩm

– Phiếu công bố mỹ phẩm được lập theo mẫu Phụ lục số 01-MP. 

– Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố.

– Nếu có nhiều công ty tham gia các công đoạn sản xuất ra một sản phẩm thì lập chung trong một Phiếu công bố.

– Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu được phép công bố chung một Phiếu công bố một trong trường hợp:

+ Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.

+ Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Riêng Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.

6.1. Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm:

– Thành phần trong công thức liệt kê theo thứ tự hàm lượng giảm dần. 

– Các thành phần nước hoa, chất tạo hương có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). 

– Những thành phần hàm lượng nhỏ hơn 1% liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%.

– Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. 

– Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.

– Nêu tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

– Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI).

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 6

6.2. Những sản phẩm mỹ phẩm chứa các thành phần giới hạn nồng độ thì vẫn được phép lưu thông trên thị trường

– Các thành phần liệt kê trong Phụ lục III (Annex III), phần 2, trong giới hạn và theo những điều kiện đã nêu, cho đến ngày được quy định trong cột (g) của Phụ lục này.

– Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV, phần 2, trong giới hạn cho phép và trong điều kiện được chấp nhận, cho đến ngày được quy định trong phụ lục này.

– Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI, phần 2, trong giới hạn cho phép và trong điều kiện được chấp nhận, cho đến ngày được đề cập đến trong cột (f) của Phụ lục này.

– Các chất lọc tia tử ngoại được quy định trong phần 2 của Phụ lục VII (Annex VII), trong giới hạn cho phép và trong điều kiện đã quy định, cho đến ngày được đề cập đến trong cột (f) của Phụ lục này.

6.3. Các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ

– Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II).

– Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục III (Annex III), với nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép.

– Các chất màu khác với các chất được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.

– Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1 được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu.

– Các chất bảo quản nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1.

– Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép, trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục đích đặc biệt, không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.

– Các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1.

– Các chất lọc tia tử ngoại nằm trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1 nhưng có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc điều kiện cho phép.

Quy định về việc sử dụng các chất nằm trong các Phụ lục (Annexes) nêu trên có thể thay đổi theo quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN. Các quy định này sẽ tự động được cập nhật và có giá trị tại Việt Nam. Hiện tại 

7. Quy trình nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm

7.1. Quy trình nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Dữ liệu cần chuẩn bị để nộp hồ sơ công bố

– Công ty gửi văn bản về Cục Quản lý dược để được cấp tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu về quản lý mỹ phẩm, khai báo trực tiếp trên cơ sở dữ liệu. Tài khoản truy cập là: Mã số thuế của doanh nghiệp và mật khẩu.

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 7

– Trang truy cập dữ liệu, khai báo trực tiếp trên dịch vụ công 1 cửa của cục hải quan: vswm.com.vn

– Công ty cần công bố MP phải đăng ký chữ ký số để thực hiện truyền và tải dữ liệu công bố lên trang 1 cửa.

– Công ty chụp chữ ký và con dấu mẫu của người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh để đăng ký chữ ký và con đấu lên trang 1 cửa.

Các bước tiến hành nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Bước 1: Điền thông tin vào hồ sơ phiếu công bố:

Công ty truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược, điền đầy đủ thông tin theo quy định vào biểu mẫu phiếu công bố.

  • Điền nhãn hàng, tên sản phẩm
  • Danh sách các dạng hoặc màu
  • Mục đích sử dụng
  • Dạng trình bày
  • Thông tin nhà sản xuất: Tên, địa chỉ, số điện thoại, Nước sản xuất
  • Thông tin đơn vị đóng gói: Tên, địa chỉ, số điện thoại, Nước đơn vị đóng gói
  • Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, số điện thoại, Nước xuất khẩu
  • Điền đầy đủ các thành phần và nồng độ giới hạn của nó (nếu có) lên mục thành phần.
  • Tải bản scan CFS, AUT, Giấy đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Truyền hồ sơ lên trang dịch vụ công 1 cửa:

Công ty dùng chữ ký số truyền file lên trang 1 cửa.

Bước 3: Nộp lệ phí làm hồ sơ:

Tại 1 cửa chuyên viên nhận hồ sơ và gửi giấy báo thu tiền. Công ty theo dõi và nộp tiền theo 1 trong các hình thức: nộp trực tiếp tại trung tâm 1 cửa của bộ y tế hoặc nộp trực tuyến. Hồ sơ sẽ truyền sang trạng thái đã nộp tiền. Tại đây, hồ sơ được xác nhận 1 lần nữa đã nộp tiền và truyền hồ sơ sang phòng Quản lý mỹ phẩm.

Bước 4: Xem xét hồ sơ tại phòng mỹ phẩm:

– Hồ sơ được trưởng phòng quản lý mỹ phẩm xác nhận và chuyển cho chuyên viên trong phòng xem xét hồ sơ.

– Chuyên viên trong quá trình xem xét hồ sơ về các thủ tục, chữ ký, con dấu, nội dung, thành phần đúng và đầy đủ so với quy đinh sẽ xác nhận và chuyển cho trưởng phòng xem xét, xác nhận hồ sơ:

+ Hồ sơ nếu không đầy đủ, chưa rõ ràng sẽ được ra công văn bổ sung yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm.

+ Hồ sơ nếu có các thành phần cấm hoặc các dấu hiện không đúng quy định pháp luật sẽ bị gửi công văn từ chối cấp hồ sơ.

Bước 5: Trả kết quả tại trung tâm 1 cửa:

Sau cùng hồ sơ sau khi đã được trưởng phòng quản lý dược xác nhận, sẽ chuyển lại trung tâm một cửa để đóng dấu, cấp nhập lưu giữ hồ sơ và trả kết quả trên trang 1 cửa cục hải quan xác nhận hồ sơ đã được cấp số tiếp nhận. 

Sau khi đã được cấp số tiếp nhận, doanh nghiệp có thể tải file phiếu công bố để thực hiện các thủ tục của công ty.

thủ tục làm giấy công bố mỹ phẩm 8

7.2. Quy trình nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí

Tổ chức/Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Y tế 

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ

– Sở y tế  kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn đơn vị bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Sở y tế xem xét hồ sơ và trả kết quả

– Sở Y tế xem xét và ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định

– Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định, Sở Y tế thông báo bằng văn bản cho đơn vị công bố sửa đổi, bổ sung, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, 

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đươc hồ sơ bổ sung đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. 

– Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận cho sản phẩm này.

– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ban hành văn bản bổ sung, Sở Y tế không nhận được hồ sơ bổ sung thì hồ sơ công bố không còn giá trị.

Bước 4 : Nhận kết quả

Đơn vị công bố căn cứ vào ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận 1 cửa của Sở Y tế hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện.

8. Các trường hợp phải làm mới, làm lại, bổ sung phiếu công bố

8.1. Trường hợp Công bố mới

    • Thay đổi nhãn hàng
    • Thay đổi tên sản phẩm
    • Thay đổi công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
    • Thay đổi dạng sản phẩm
    • Thay đổi mục đích sử dụng
    • Thay đổi công thức
    • Thay đổi nhà sản xuất hoặc đóng gói (tên và/hoặc địa chỉ)

8.2. Bổ sung hồ sơ

    • Thay đổi dạng trình bày của sản phẩm
    • Tên và/hoặc địa chỉ của công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nhưng không thay đổi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Tên và/ hoặc địa chỉ của công ty nhập khẩu

Thay đổi người đại diện cho công ty

  • Thay đổi kích cỡ bao gói, chất liệu bao bì, nhãn sản phẩm

9. Các hình thức sử phạt nếu vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm

9.1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

– Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong Phiếu công bố mỹ phẩm;

– Không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm.

9.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc tiêu hủy mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm đối với hành vi kê khai không trung thục các nội dung trong phiếu công bố.

10. Dược viên ngọc – đơn vị cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm uy tín, nhanh chóng và tận tình

Trên đây chúng tôi phân tích chi tiết và tỷ mỉ các công việc và các bước cần phải làm để thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm. Nếu bạn chưa đủ điều kiện để thực hiện công việc công bố sản phẩm mỹ phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi – Dược Viên Ngọc là đơn vị uy tín và lâu năm trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ về mỹ phẩm.

Tại DVN chúng tôi sẽ thực hiện các công việc tư vấn và làm dịch vụ một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng:

    • Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến công bố mỹ phẩm
    • Nhận tài liệu từ quý khách
    • Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh và nhanh chóng
    • Thay đơn vị cần bông bố nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
    • Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách.

Chúng tôi cam kết thời gian thực hiện nhanh chóng nhất có thể. Bạn chỉ cần cung cấp các giấy tờ cho chúng tôi. Việc còn lại là bạn nhận kết quả.


Tất cả các khách hàng có nhu cầu gia công mỹ phẩm có thể kết nối với Dược Viên Ngọc qua thông tin chi tiết dưới đây:

GIA CÔNG MỸ PHẨM DƯỢC VIÊN NGỌC

    • Hotline: 0913.099.028
    • Email: duocvienngoc@gmail.com
    • Website: duocvienngoc.com
    • Địa chỉ: 47 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.

Gia công mỹ phẩm tại Dược Viên Ngọc – Giải quyết nỗi lo của các đơn vị kinh doanh sản phẩm làm đẹp.